1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì rác nhựa mỗi năm – Môi trường

Nghiên cứu vừa công bố của Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) cho thấy mỗi năm có khoảng 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc do ăn phải rác nhựa, đồng thời cảnh báo mối nguy hại từ các “đảo rác” hình thành ở các đại dương hay còn được biết đến như “Lục địa thứ bảy”.
Do bị các dòng hải lưu chi phối, rác nhựa với 80% tổng khối lượng là hợp chất khó phân hủy polyethylene, bị mắc kẹt trong các vòng xoáy đại dương mà không có cơ hội phân hủy dưới tác động của vi khuẩn và nấm từ đó hình thành các đảo rác lớn trên đại dương.
Rác thải trên vùng biển Arập, ngoài khơi thành phố cảng Karachi, miền nam Pakistan. (Nguồn: THX/TTXVN)
Và khi phân hủy, các phân tử rác nhựa nhỏ có thể chìm xuống tới độ sâu 1,5km dưới mặt nước biển và trở thành thức ăn trong cho khoảng 30% các loại cá. Không chỉ các động vật dưới biển mà cả chim biển cũng thường nhầm rác nhựa là thức ăn.
Năm 2011, Tổ chức bảo tồn cá voi và cá heo cảnh báo rằng rác nhựa là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với các động vật này.
Cho đến nay, Thái Bình Dương là nơi có đảo rác lớn nhất. “Đảo” này nằm giữa bờ biển California và đảo Hawai, với diện tích 3,5 triệu km2 (gấp 7 lần diện tích nước Pháp). Hàng năm diện tích đảo rác này tăng lên 80.000km2.
Hồi tháng Bảy vừa qua, một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Cadiz (Tây Ban Nha) cũng công bố nghiên cứu cho thấy rác thải chất dẻo hiện tồn tại trên 88% bề mặt đại dương của thế giới, với số lượng tổng cộng vào khoảng 10.000-40.000 tấn.
Theo nhóm nghiên cứu này, các “hạt chất dẻo siêu nhỏ” có thể tồn tại hàng trăm năm, ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn của các sinh vật biển, là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài sinh vật biển khi bị nuốt phải như rùa, cá heo và cá voi hoặc tác động tiêu cực tới môi trường sống như các rặng san hô.
- Đàn ông có yếu mấy ăn món này vào cũng phải rạo rực ngay
- Chiến lược tăng cân cho người gầy
- Những nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh xe hơi – Ứng dụng mới
- Tháng 9/2014 là tháng nóng nhất trong 134 năm qua – Môi trường
- Thực vật tiêu thụ CO2 nhiều hơn chúng ta tưởng – Môi trường
- Anh “kỹ sư” chân đất chế tạo máy phát điện – Ứng dụng mới
- Sông băng ở Châu Á đang phình rộng bất thường – Môi trường
- Khói bụi đang dần phủ kín Bắc Kinh – Môi trường
- Ô nhiễm không khí làm tăng lưu lượng nước sông – Môi trường
- Động đất mạnh 7,1 độ Richter tại Chile, hàng trăm người sơ tán – Môi trường
- Anh nông dân và thiết bị chống trộm thông minh – Ứng dụng mới
- Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh học – Ứng dụng mới
- Hà Nội cảm nhận được rung lắc do động đất ở Vân Nam, Trung Quốc – Môi trường
- Chủ nhân giải Nobel cảnh báo về tình trạng Trái Đất – Môi trường
- Chụp được hình ảnh cầu vồng hình tròn hiếm thấy – Môi trường
- Phát hiện nhiều dãy núi dưới đáy biển – Môi trường
- Dự báo động đất nhờ đo khoáng chất ngầm – Môi trường
- Vì sao giữa mùa thu lại nóng như mùa hè? – Môi trường
- Bí ẩn về hồ Baikal – Hồ nước lớn nhất thế giới – Môi trường
- Băng tan khiến lực hút Trái đất yếu đi – Môi trường
Trả lời