Vetulicolian – Sinh vật kỳ lạ có họ hàng xa với loài người – Khảo cổ

Các nhà khoa học vừa xếp một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị sống dưới các đại dương trên trái đất từ 500 triệu năm trước vào nhóm “họ hàng” xa của loài người.
Thực ra, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loại động vật biển kỷ Cambri kể trên từ năm 1911. Ở thời điểm đó, họ đặt tên cho loài này vetulicolian. Từ các mẫu hóa thạch, các nhà khoa học cho rằng, đây là một loài sinh vật mù từng sinh sống dưới các đại dương trên trái đất từ 500 triệu năm về trước. Đặc biệt, loài sinh vật này có sở hữu một kết cấu dạng thanh suốt dọc cơ thể, giữa thân thắt lại như hình số 8.
Giải phẫu kỳ lạ của loài sinh vật này đã khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc sắp xếp vị trí của chúng trong cây tiến hóa. Thế nhưng giờ đây, vấn đề này đã được giải quyết.
Vetulicolian – sinh vật biển có hình thù kỳ dị.
Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí BMC Evolutionary Biology, các nhà khoa học cho rằng vetulicolian nên được xếp vào nhóm các loài động vật có xương sống. “Mặc dù chúng không có liên hệ trực tiếp tới con người trong cây tiến hóa, song chúng tôi có thể xác nhận rằng loài sinh vật này là một trong những người anh em họ xa của chúng ta” – tiến sỹ Diego Garcia-Bellido thuộc Viện Môi trường đại học Adelaide, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
“Vetulicolian là loài có họ gần với những động vật có xương sống, trong đó có con người. Vetucolian có một chiếc đuôi dài, được hỗ trợ bởi kết cấu dạng thanh cứng. Thanh cứng này giống như một dây sống – tiền thân của xương sống. Đây là đặc điểm đặc trưng của động vật có xương sống so với các loài khác”, tiến sỹ Diego Garcia-Bellido cho biết.
Ngày nay, hóa thạch của vetulicolian đã được phát hiện tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Canada, Greenland, Trung Quốc và Australia.
Hóa thạch của Vetulicolian.
Những phát hiện mới nhất về vetulicolian vừa được tìm thấy trên hóa thạch phát hiện tại đảo Kangaroo, ngoài khơi bờ biển phía nam Australia.
“Vetulicolian là một bằng chứng cho thấy sự sống ở kỷ Cambri hết sức đa dạng và phong phú, thậm chí ở vài khía cạnh còn hơn cả ngày nay, với nhiều chi nhánh phụ trong cây tiến hóa”, tiến sỹ Garcia-Bellido cho biết. “Đây là những sinh vật đơn giản nhưng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và mức độ phân bố trên toàn cầu. Chúng còn là một trong số những đại diện đầu tiên của họ hàng loài người, bên cạnh các loài thuộc phân ngành sống đuôi hay san pê”.
Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đổi lại.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/56704_vetulicolian-sinh-vat-ky-la-co-ho-hang-xa-voi-loai-nguoi.aspx
- Loài khủng long 70 triệu năm tuổi – Khảo cổ
- Xác tàu Thế chiến II dưới đáy đại dương – Khảo cổ
- Phát hiện chế độ ăn “toàn rau” của đấu sĩ La Mã cổ đại – Khảo cổ
- Phát hiện mới về chuyện “yêu” giữa người hiện đại và người tiền sử – Khảo cổ
- Phát hiện chiếc bình “phù thủy” 330 năm tuổi – Khảo cổ
- Phát hiện ngôi đền cổ 6000 năm tuổi ở Ukraine – Khảo cổ
- Đào đất phát hiện tượng thần 1000 năm tuổi – Khảo cổ
- Tìm ra nguồn gốc “sự giao phối đầu tiên” của loài người – Khảo cổ
- Chẩn đoán viêm ruột thừa cho xác ướp 2100 năm tuổi – Khảo cổ
- Phát hiện ngôi làng hơn 1000 tuổi tại công viên quốc gia Mỹ – Khảo cổ
- Tìm thấy trong pháo đài cổ chiếc xe ngựa 2000 năm tuổi – Khảo cổ
- Phát hiện kho báu “khủng” của người Thrace tại Bulgaria – Khảo cổ
- 9,26m là chiều dài tối đa của tổ tiên cá sấu ngày nay – Khảo cổ
- Nhật Bản tìm được bảo kiếm quý giá 150 năm tuổi – Khảo cổ
- Phát hiện đầu tượng nữ thần La Mã 1800 năm tuổi – Khảo cổ
- Đã tìm được di hài của cha Alexander đại đế – Khảo cổ
- Khai quật bức tranh khảm trong hầm mộ Hy Lạp – Khảo cổ
- Tìm thấy kho báu khổng lồ của người Viking tại Anh – Khảo cổ
- Phát hiện “Cổng Tò vò” dưới đáy biển đảo Lý Sơn – Khảo cổ
- Khai quật được mộ ma cà rồng ở Bulgaria – Khảo cổ
Trả lời