Vì sao chó thường nghiêng tai khi nghe con người nói? – Động vật

Khi giao tiếp với con người, những con chó nghiêng đầu sang một bên để nghe rõ hơn và nhìn khuôn mặt chủ nhân dễ dàng hơn.
>>> Vì sao chó thích gặm xương?
Loài chó có thể vẫy tai để xác định vị trí nguồn gốc của âm thanh. Chúng sử dụng bộ não để tính toán sự khác biệt về thời gian giữa các âm thanh truyền đến mỗi tai. Sự thay đổi nhỏ vị trí phần đầu cũng cung cấp thêm thông tin, giúp chúng đánh giá khoảng cách và vị trí chính xác của âm thanh.
Những con chó thường nghiêng đầu khi chúng ta nói chuyện. (Ảnh: gullevek/ flickr)
Theo cuốn sách “Sổ tay ứng dụng hành vi và đào tạo loài chó” của Steven R. Lindsay, thì khi một con chó nghe giọng nói của con người, nó sẽ cố gắng xác định những từ quen thuộc hoặc âm thanh có liên quan tới một phần thưởng.
Các cơ trong phần tai giữa của loài chó được điều khiển bởi phần não chịu trách nhiệm điều khiển nét mặt và cử động của đầu. Vì vậy, khi một con chó nghiêng đầu, chúng đang cố gắng để cảm nhận âm thanh cũng như giao tiếp với chủ nhân rằng chúng đang lắng nghe.
Trong nỗ lực để hiểu con người, những con chó tìm cách sử dụng biểu hiện của khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, chuyển động của mắt và điều quan trọng nhất là chúng phải nhìn thấy khuôn mặt của chúng ta. Stanley Corren, nhà tâm lý học tại Đại học British Columbia, đồng thời là chuyên gia về chó lý luận rằng, những con chó có mõm dài sẽ bị cản trở về tầm nhìn trước mặt, chúng nghiêng đầu để quan sát miệng người nói, qua đó hiểu thêm những gì đang được truyền đạt.
Ông cũng đưa ra giả thuyết rằng, nhiều loài chó có khuôn mặt phẳng hơn chẳng hạn như giống chó púc, chó săn Boston và chó Bắc Kinh nghiêng đầu ít hơn, vì chúng không có những chiếc mõm lớn.
Khi những con chó nghiêng đầu, trông chúng thật dễ thương, và để khuyến khích các hành động này lặp lại, con người thường khen chúng với giọng nói dễ chịu hoặc thưởng cho chúng. Điều này sẽ thúc đẩy con chó có cử chỉ nghiêng đầu được lặp lại trong tương lai.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/56677_vi-sao-cho-thuong-nghieng-tai-khi-nghe-con-nguoi-noi.aspx
- Loài cây biết tự vệ khi bị cắn – Sinh vật
- Loài cây mới mang tên chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học công nghệ – Sinh vật
- Loài thằn lằn Florida tiến hóa nhanh chóng mặt do áp lực của loài xâm lấn – Động vật
- Chú gấu nâu sống lâu nhất thế giới chết ở tuổi 35 – Động vật
- Loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy – Động vật
- Con nhện khủng có kích thước bằng con chó con – Sinh vật
- Voi có thể dự báo bão từ khoảng cách rất xa – Động vật
- Tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng cao – Động vật
- Tai đất Aeginetia – Loài thực vật chuyên đi ăn bám – Sinh vật
- Xem cách vi khuẩn lan nhanh từ bồn cầu đến miệng người – Sinh vật
- Phát hiện 18 chủng virus có nguồn gốc từ chuột – Sinh vật
- Các chủng virus mới tiêu diệt lưỡng cư tại Tây Ban Nha – Sinh vật
- Chim tu hú – Bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ – Động vật
- Vì sao con người chậm lớn hơn tinh tinh? – Động vật
- Hầm chống tận thế được bổ sung thêm số lượng lớn hạt giống – Sinh vật
- Một số động vật có thể mọc lại bộ phận trên cơ thể khi bị đứt – Động vật
- Phát hiện loài ốc sên mới ở Đài Loan – Động vật
- Giải mã hiện tượng cá voi tạo cầu vồng tuyệt đẹp – Động vật
- Tìm hiểu loài đỉa đỏ khổng lồ mới phát hiện ở Indonesia – Động vật
- Cận cảnh cơ chế tự vệ dị thường của nhện – Sinh vật
Trả lời