Loài cây biết tự vệ khi bị cắn – Sinh vật

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy một số loài cây có thể cảm nhận được khi chúng trở thành thức ăn, và chúng không hề thích điều đó.
Theo Business Insider, nghiên cứu được tiến hành ở cây Arabidopsis, một loài thuộc họ cải. Đây cũng là loài cây được áp dụng phổ biến trong các thí nghiệm khoa học.
Không chỉ có cảm nhận khi trở thành thức ăn, một số loài cây còn có thể tạo cơ chế phòng thủ. (Ảnh minh họa: Business Insinder)
Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Missouri tiến hành ghi âm âm thanh về độ rung mà một con sâu bướm tạo ra khi ăn lá cây. Theo lý thuyết ban đầu, cây có thể cảm nhận và nghe được tiếng rung này. Để kiểm soát thí nghiệm, họ tạo ra một số tiếng rung khác, mô phỏng tiếng rung tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trở thành thành thức ăn của sâu bướm, cây Arabidopsis sẽ tự tạo ra một loại dầu mù tạt có độc tính nhẹ và chuyển đến lá cây, nhằm đẩy kẻ săn mồi ra xa.
Chúng cũng có thể cảm nhận và nghe thấy những âm thanh rung khi nhai từ sâu bướm và đẩy ra nhiều dầu hơn. Trong khi đó, loài cây này không hề có phản ứng khi các tiếng rung khác hiện hữu trong môi trường xung quanh.
“Nghiên cứu trước đây của chúng tôi từng kiểm tra phản ứng của cây với âm thanh tiếng nhạc. Tuy nhiên, nghiên cứu này là ví dụ đầu tiên chứng minh phản ứng của cây với tiếng rung về mặt sinh thái. Chúng tôi nhận thấy rằng, hoạt động ăn phát ra tiếng rung sẽ làm thay đổi trong quá trình chuyển hóa tế bào thực vật, tạo ra chất “phòng thủ”, giúp đẩy lùi các cuộc tấn công từ sâu bướm”, Heidi Appel, một thành viên của nhóm chuyên gia, cho hay.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/56808_loai-cay-biet-tu-ve-khi-bi-can.aspx
- Loài cây mới mang tên chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học công nghệ – Sinh vật
- Loài thằn lằn Florida tiến hóa nhanh chóng mặt do áp lực của loài xâm lấn – Động vật
- Chú gấu nâu sống lâu nhất thế giới chết ở tuổi 35 – Động vật
- Loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy – Động vật
- Con nhện khủng có kích thước bằng con chó con – Sinh vật
- Voi có thể dự báo bão từ khoảng cách rất xa – Động vật
- Tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng cao – Động vật
- Tai đất Aeginetia – Loài thực vật chuyên đi ăn bám – Sinh vật
- Xem cách vi khuẩn lan nhanh từ bồn cầu đến miệng người – Sinh vật
- Phát hiện 18 chủng virus có nguồn gốc từ chuột – Sinh vật
- Các chủng virus mới tiêu diệt lưỡng cư tại Tây Ban Nha – Sinh vật
- Vì sao chó thường nghiêng tai khi nghe con người nói? – Động vật
- Chim tu hú – Bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ – Động vật
- Vì sao con người chậm lớn hơn tinh tinh? – Động vật
- Hầm chống tận thế được bổ sung thêm số lượng lớn hạt giống – Sinh vật
- Một số động vật có thể mọc lại bộ phận trên cơ thể khi bị đứt – Động vật
- Phát hiện loài ốc sên mới ở Đài Loan – Động vật
- Giải mã hiện tượng cá voi tạo cầu vồng tuyệt đẹp – Động vật
- Tìm hiểu loài đỉa đỏ khổng lồ mới phát hiện ở Indonesia – Động vật
- Cận cảnh cơ chế tự vệ dị thường của nhện – Sinh vật
Trả lời