Tác hại của tăm bông mà chúng ta không biết – Y học

Nhiều người ngỡ tăm bông giúp lôi sạch ráy tai và các chất bẩn, ngoáy thường xuyên cũng khiến thấy khoan khoái. Sự thật đó là thói quen xấu.
Dưới đây là lý do bạn không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai.
Tai của bạn có thể tự làm sạch
Không giống như hầu hết các bộ phận khác của cơ thể, đôi tai không cần phải được làm sạch. Tai là một cơ quan có thể tự làm sạch, vì vậy nó sẽ chăm sóc chính mình. Có câu rằng: bạn không thể cho những gì nhỏ hơn khuỷu tay vào bên trong tai, và bác sĩ cũng đã xác nhận rằng đây là sự thật. Ngoài tăm bông, người ta đưa tất cả mọi thứ vào trong để làm sạch tai như tóc, chìa khóa, kẹp giấy, bút mực và bút chì. Tất cả những thứ đó đều có khả năng làm tổn thương nghiêm trọng đến đôi tai.
Ảnh: healthmeup
Ráy tai không xấu như bạn nghĩ
Mọi người cảm thấy hợp lý khi sử dụng tăm bông để lôi ráy tai ra ngoài, bởi vì họ nghĩ rằng đó là chất bẩn. Thực sự ráy tai rất tốt vì nó giúp bảo vệ phần bên trong tai, nhờ đặc tính kháng khuẩn và giúp nước trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng.
Ráy tai tự thoát ra bên ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết. Mỗi khi bạn tắm, nước làm ráy tay bong ra một ít, giúp nó thoát ra ngoài theo cách của riêng mình. Thậm chí khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra. Trong một số trường hợp, một người có quá nhiều ráy tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác và làm cho họ đau đớn. Điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng việc đến gặp một bác sĩ tai mũi họng – người giúp lấy ráy tai của bạn ra một cách nhanh chóng và không đau.
Tăm bông làm hại đôi tai
Mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mặc kẹt lại bên trong.
Hơn nữa, màng nhĩ của bạn là một màng mỏng cực kỳ tinh vi ở phần cuối của ống tai. Khi hăng hái ngoáy, bạn có nguy cơ vô tình đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ có thể vỡ với ngay cả với áp lực nhỏ của một que bông gòn, gây cho bạn rất nhiều đau đớn và thậm chí mất thính giác. Màng nhĩ bị vỡ cuối cùng có thể lành lại, nhưng phải mất thời gian và gây cho bạn rất nhiều đau đớn.
Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đổi lại.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/56149_tac-hai-cua-tam-bong-ma-chung-ta-khong-biet.aspx
- Mali: Nạn nhân đầu tiên nhiễm Ebola thiệt mạng – Y học
- Y tá Mỹ gốc Việt khỏi Ebola – Y học
- Thử nghiệm virus “tiêu diệt tế bào ung thư” – Y học
- Công nghệ tiêm không đau – Y học
- Cùng tìm hiểu về tác dụng của vitamin C – Y học
- Muốn vui vẻ yêu đời, hãy ăn nhiều rau quả – Y học
- Vaccine chống Ebola sắp được thử nghiệm trên diện rộng – Y học
- Đã tìm ra khắc tinh của virus cúm – Y học
- Phương pháp bảo vệ thận được khỏe mạnh – Y học
- Những lý do khiến mắt bạn bị mờ – Y học
- Thực phẩm màu cam giúp ngăn ngừa ung thư vú – Y học
- Bệnh nhân hồi phục một cách thần kỳ sau khi gặp chó cưng – Y học
- Giới thiệu thêm một số mẹo vặt làm bếp hữu dụng – Y học
- Ebola eZYSCREEN – Thiết bị phát hiện Ebola trong 15 phút – Y học
- Nước ngọt khiến cơ thể chúng ta lão hóa nhanh chóng mặt – Y học
- Căng thẳng khiến bạn già đi như thế nào? – Y học
- Tìm hiểu cách Nigeria khống chế dịch Ebola – Y học
- Hy vọng mới cho người bị tổn thương tuỷ sống – Y học
- Lợi ích không ngờ tới của việc làm vườn – Y học
- Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh – Y học
Trả lời